Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm phục vụ phát triển du lịch ở Tân Sơn

20 Tháng 12, 2023 | Làng Văn hoá Du lịch

Dệt vải là nghề truyền thống của người dân tộc Nùng, được trao truyền qua nhiều thế hệ. Thế nhưng, nghề dệt đang dần bị mai một bởi hiện giờ có đủ các loại vải vóc bắt mắt, hợp mốt. Giữ nghề truyền thống dân tộc đang là một bài toán khó đối với người Nùng nói chung và người Nùng ở Tân Sơn huyện Lục Ngạn nói riêng.   

Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm phục vụ phát triển du lịch ở Tân Sơn

Lớn lên với nghề dệt lâu đời, nơi các bà, các mẹ đều biết dệt và dệt khéo, chủ tịch UBND xã Tân Sơn ông Vi Văn Hồng cho biết: ở Tân Sơn kia người phụ nữ đều tự dệt những tấm vải để may những bộ trang phục cho mình và gia đình. Bản thân ông khi còn nhỏ cũng từng phụ giúp mẹ, giúp bà dệt những tấm vải cho gia đình. Nhờ thế mà tôi học được hoàn chỉnh các công đoạn của nghề từ cán bông, bật bông, xe sợi, lắp khung dệt và nhuộm. Những người thế hệ ông đều sớm quen thuộc với bộ áo chàm, khung dệt. Với ông, đó là tuổi thơ, là một phần cuộc sống. Hồi đó, việc dệt được nhiều vải, may được nhiều quần áo, chăn gối như một tiêu chuẩn để kén vợ gả chồng của người dân tộc chúng tôi, cũng có thể nói đó là thước đo về sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Nùng".

Nghề dệt thổ cẩm được hỗ trợ khôi phục 

Nguyên liệu dệt vải chính của người Tày, Nùng ở Tân Sơn là từ cây bông và tơ tằm. Thông thường vải trơn sẽ được làm từ cây bông, trải qua nhiều công đoạn công phu như: trồng bông, thu hoạch, tách hạt, kéo sợi rồi mới dệt thành sản phẩm. Bông sau khi thu hái về nhà sau tách hạt ra khỏi bông, được các bà, các bà, các mẹ làm tơi ra rồi đem cuốn thành từng cuộn nhỏ. Tiếp đó đến công đoạn se sợi được xem là công đoạn khó nhất, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn. Để kéo được những sợi chỉ dài, đều nhau, không bị đứt đoạn, các sợi bông sau khi được kéo thành sợi sẽ được cuộn thành từng cuộn luộc với bột gạo và đem phơi khô rồi cuộn thành cuộn chỉ nhỏ. Các cuộn chỉ được lồng vào khung gỗ để kéo xếp vào khuôn.  Khi đã có được tấm vải ưng ý, người Nùng mới bắt đầu thêu hoa văn lên để may thành quần áo, chăn, túi xách, khăn đội đầu, gối…Họa tiết thêu của người Nùng đơn giản như chính cách sống của họ. Trên các sản phẩm, hoa văn chủ yếu là các họa tiết hình tròn, bố cục cân xứng, mô phỏng lại mặt trời, ngôi sao với nhiều màu sắc rực rỡ; có hoa văn mô phỏng lại bó mạ xanh non trên đồng ruộng.

Ngày nay người Nùng vẫn dệt và mặc trang những bộ trang phục truyền thống 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dệt vải ở Tân Sơn dần mai một. Đến nay các gia đình đều dùng vải vả quần áo mua sẵn ở chợ bởi ưu điểm hàng sản xuất đại trà có gia thành rẻ, mẫu mã đẹp, hiện đại bắt mắt phù hợp xu thế. Vì vậy mà nghề dệt dần mai một và chỉ còn trong ký ức của những người già, người trung tuổi.

Nghề dệt vải ở Tân Sơn có từ lâu đời 

Để gìn giữ, tiếp nối và khai thác nghề dệt vải trở thành một sản phẩm du lịch, mới đây Trung Tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch đã phối hợp với địa phương triển khai nội dung truyền nghề thêu truyền thống cho một số người dân địa phương bằng kinh phí từ nguồn sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tỉnh. Lớp học được tổ chức với sự tham gia hướng dẫn của nghệ nhân người địa phương trực tiếp truyền nghề cho các học viên trong thôn, trong xã. Lớp học đã phần nào trang bị các kiến thức cơ bản, kỹ năng, quy tắc kỹ thuật thêu thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Nùng.

Những chiếc khăn được người Nùng ở bản Bắc Hoa dệt thủ công 

Truyền nghề dệt thổ cẩm ở Bắc Hoa 

Việc tổ chức lớp học đã đã góp phần nào trong việc bảo tồn để phát triển nghề thêu truyền thống của người Nùng, hướng dẫn người dân giữ gìn nghề Dệt truyền thống, đồng thời tạo ra các sản phẩm khăn vấn đầu, quà lưu niệm bán cho khách du lịch. Để từ đây dần hình thành những hạt nhân cho việc khôi phục các câu lạc bộ duy trì nghề thêu truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch vụ cho phát triển Du lịch địa phương và thực hành xây dựng mô hình làng văn hoá dân tộc Nùng tại Bắc Giang và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.

 

                                                                              Nguyễn Thị Thoa

 

 

0 Bình luận

Loading...